Section outline
-
-
1. Thông tin giảng viên
ThS. Nguyễn Thị Thùy Trang là giảng viên Bộ môn Tâm lý- Giáo dục, Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Quy Nhơn.
Là giảng viên của Trường Đại học Quy Nhơn kể từ năm 2009 cho đến nay.
Tham gia giảng dạy các học phần: Tâm lý học, Tâm lý học đại cương, Tâm lý học tư pháp, Kỹ năng giao tiếp, Tâm lý học nhân cách, Tâm lý học chẩn đoán, Tham vấn tâm lý....
Các lĩnh vực nghiên cứu chính gồm: Tham vấn tâm lý, Tâm lý học nhân cách, Chẩn đoán tâm lý, Tâm lý lứa tuổi học sinh, Kỹ năng ứng phó,...
Truyền thông các vấn đề tâm lý và kỹ năng cho học sinh, báo cáo chuyên đề tâm lý cho các tổ chức, tham vấn ca,...
-
2. Thông tin học phần
a) Thông tin chung học phần:
Tên học phần: Tâm lý học
Mã học phần: 1100086 Số tín chỉ: 03
Loại học phần: Bắt buộc
Các học phần học trước: Triết học MÁc- Lênin
Khoa phụ trách học phần: Khoa KHXH & NVb) Mô tả học phần:
Học phần Tâm lý học là học phần bắt buộc, thuộc khối kiến thức chung trong chương trình đào tạo của các ngành sư phạm. Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về khoa học tâm lý: đối tượng, phương pháp nghiên cứu của tâm lý học đại cương; bản chất của các hiện tượng tâm lý; các khái niệm, đặc điểm và quy luật cơ bản của các hiện tượng tâm lý; cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Ngoài ra, học phần cũng giới thiệu các vấn đề về tâm lý học lứa tuổi học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, cơ sở tâm lý của hoạt động dạy học và giáo dục đạo đức. Trên cơ sở đó giúp sinh viên có thể vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề của thực tiễn dạy học và giáo dục. Đây là môn học tiền đề trước khi sinh viên tiếp cận với khối kiến thức chuyên ngành.
c) Nội dung học phần:
Chương 1. Những vấn đề chung về Tâm lý học
Chương 2. Tâm lý học lứa tuổi
Chương 3. Tâm lý học sư phạmd) Đánh giá kết quả học phần:
Điểm quá trình 40% (bao gồm 1 bài kiểm tra trắc nghiệm và 1 bài báo cáo dự án nhóm) và điểm thi cuối học kỳ 60% (thi tự luận, trực tiếp - theo lịch của Nhà trường)
-
3. Video giới thiệu môn học
-
4. Kế hoạch giảng dạy
Tuần
Nội dung
Hình thức
Tuần 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÂM LÝ HỌC
1.1. Bản chất của tâm lý người
1.1.1. Khái niệm tâm lý, tâm lý học
1.1.2. Bản chất của tâm lý người
1.1.3. Chức năng, phân loại các hiện tượng tâm lýTrực tuyến
Tuần 2
1.1.4. Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu tâm lý
1.2. Hoạt động nhận thức
1.2.1. Nhận thức cảm tínhTrực tuyến
Tuần 3
1.2.2. Nhận thức lí tính
Trực tuyến
Tuần 4
Vận dụng, thảo luận
Phản hồiTrực tiếp
Tuần 5
1.3. Nhân cách
1.3.1. Khái niệm chung về nhân cách
- Khái niệm, đặc điểm, cấu trúc của nhân cách
- Các yếu tố chi phối đến sự hình thành nhân cáchTrực tuyến
Tuần 6
1.3.2. Tình cảm và ý chí
- Tình cảm
- Ý chíTrực tuyến
Tuần 7
1.3.2. Các thuộc tính cơ bản của nhân cách
- Xu hướng
- Tính cách
- Khí chấtTrực tiếp
Tuần 8
- Năng lực
KIỂM TRA GIỮA KỲTrực tiếp
Tuần 9
CHƯƠNG 2: TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI
2.1. Tâm lý lứa tuổi thiếu niên (học sinh trung học cơ sở)
2.1.1. Những điều kiện cho sự phát triển tâm lý lứa tuổi thiếu niênTrực tuyến
Tuần 10
2.1.2. Đặc điểm tâm lý của HS THCS
2.1.2.1. Hoạt động giao tiếp của HS THCS
- Hoạt động giao tiếp với người lớn
- Hoạt động giao tiếp với bạnTrực tiếp
Tuần 11
2.1.2.2. Sự phát triển nhân cách của HS THCS
Trực tiếp
Tuần 12
Thảo luận
Bài tậpTrực tiếp
Tuần 13
2.2. Tâm lý lứa tuổi đầu thanh niên (học sinh trung học phổ thông)
2.2.1. Những điều kiện cho sự phát triển tâm lý của HS THPT
2.2.2. Hoạt động học tập của HS THPTTrực tuyến
Tuần 14
2.2.3. Đặc điểm tâm lý chủ yếu của HS THPT
2.2.3.1. Sự phát triển tự ý thức
2.2.3.2. Sự hình thành thế giới quanTrực tiếp
Tuần 15
2.2.3.3. Giao tiếp và đời sống tình cảm
2.3. NHỮNG KHÓ KHĂN TÂM LÝ THƯỜNG GẶP CỦA HỌC SINH VÀ BIỆN PHÁP HỖ TRỢ
2.3.1. Khó khăn tâm lý của HS trong định hướng nghề nghiệpTrực tuyến
Tuần 16
2.3.2. Khó khăn tâm lý của HS trong học tập
2.3.3. Khó khăn tâm lý của HS trong giao tiếp ứng xửTrực tiếp
Tuần 17
CHƯƠNG 3: TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM
3.1. Cơ sở tâm lý học của hoạt động dạy học
3.1.1. Cơ sở tâm lý học của hoạt động dạy
3.1.2. Cơ sở tâm lý học của hoạt động học
3.1.3. Tạo động lực học tập cho học sinhTrực tiếp
Tuần 18
3.2. Cơ sở tâm lý học của hoạt động giáo dục đạo đức
3.2.1. Khái niệm đạo đức và hành vi đạo đức
3.2.2. Cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đứcTrực tuyến
Tuần 18
3.2.3. Hình thành hành vi đạo đức cho học sinh
ÔN TẬP CUỐI KỲTrực tiếp
Tổng cộng: 50 tiết (Trực tiếp: 25 tiết; Trực tuyến: 25 tiết)
-
5. Tài liệu tham khảo
Tài liệu Giáo trình Tâm lý học đại cương (1): chương1
Tài liệu Tâm lý học lứa tuổi và sư phạm (2): Phần TLH lứa tuổi và sư phạm chương 2,3
Tài liệu Tâm lý học giáo dục (3): tham khảo cho tất cả các nội dung
-
Hãy giới thiệu về bạn
-